Hướng dẫn cách lựa chọn trở kháng của loa và ampli một cách phù hợp.

Hướng dẫn cách lựa chọn trở kháng của loa và ampli một cách phù hợp.

Hướng dẫn cách lựa chọn trở kháng của loa và ampli một cách phù hợp.

Hướng dẫn cách lựa chọn trở kháng của loa và ampli một cách phù hợp

 

Mối liên hệ trở kháng giữa loa và amply có gì đặc biệt, trong bài viết này chúng tối sẽ giải đáp cho bạn điều đó.

 

Đầu tiên chúng ta nên nói đến Ohm là gì...?

Định nghĩ ohm (từ Wikipedia): Trong kỹ thuật điện, trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha. 

Vậy sao bạn phải quan tâm?


Nếu bạn phối ghép các loa với nhau; việc đấu nối nhiều hơn một loa vào cùng một kênh của amplifier, hoặc có thể bạn đang tự đóng các thùng loa kết nối các củ loa với nhau, chắc chắn là phải chú ý đến. Nếu không bạn có thể phá vỡ/làm nổ/bắt lửa/chấm dứt làm việc/nổ tung/kết thúc thế giới… Loa của bạn có thể đang được coi là quá khỏe.

Điện trở trong kết nối song song và nối tiếp

Có một vài dữ kiện để biết về việc kết nối trở kháng song song và nối tiếp.
Trở kháng trong kết nối nối tiếp là rất đơn giản, giá trị của chúng cứ cộng thêm vào.

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n)

Điện trở song song có một chút khó khăn. Đó là nghịch đảo các giá trị của chúng: 

Do vậy: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n)

 

Tham khảo cấu hình âm thanh karaoke: Dàn karaoke

 

2. Trở kháng bao nhiêu thì được?

 

Tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. Đó là điều mà bạn cần ghi nhớ khi chọn ghép nối loa và amply có trở kháng khác nhau.

 

Giải thích theo vật lý thì: P= U*U/R.

Mà U là điện thế của 2 đầu cọc loa khi máy đang chạy. Nếu R (tổng trở của loa) nhỏ hơn R (amply) thì P (công suất của loa) sẽ tăng lên và khi lớn hơn quá nhiều với P (công suất của amply) sẽ gây ra hiện tượng chập cháy.

 

Giải thích thêm đó là: Nên chọn công suất lý tưởng của amply gấp đôi công suất trung bình của loa hoặc ít nhất cũng phải lớn hơn chứ không được nhỏ hơn. Chắc hẳn không nhiều người biết, đơn giản là nó sẽ gây méo tiếng, sự chênh lệch quá lớn còn có thể gây cháy loa karaoke. Khi amply quá yếu thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip, việc clip quá lâu sẽ khiến cho amply chỉ gửi được dòng điện một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường. Chính xác là cứ giãn mãi ra mà không co lại. Màng loa không co giãn sẽ không làm mát côn loa, côn loa nóng lên đến một mức nhất định thì sẽ cháy.

 

Trong trường hợp bạn chọn amply để chơi với loa siêu trầm thì bạn cần phải chú ý tới 2 thông số quan trọng: Đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm hay chính là yếu tố giảm xóc, chống rung. Ngoài ra amply trong trường hợp này phải đáp ứng được tần số từ 20Hz trở lên và thông số kiểm soát âm trầm phải dạt từ 400 trở lên, thông số này càng cao thì âm trầm càng mạnh, đầm, không bị cụt. Đây là một trong những lưu ý sẽ mang lại cho bạn chất lượng âm thanh chuẩn nhất với những âm trầm sâu lắng.

 

Để có thể lựa chọn đúng amply karaoke chất lượng với các thông số chuẩn thì ngoài việc phải tham khảo ý kiến của những chuyên gia hoặc việc đọc sách hướng dẫn thì việc chọn các thông số còn tùy vào các hãng. Hãy đến với Pro-Việt Nam để những kỹ thuật viên lâu năm, dày dạn kinh nghiệm tư vấn cho bạn cách chọn loa và amply hợp lý nhất để nghe hay nhất, bền lâu nhất.